BÁO CÁO TẠI HỘI THẢO

TT Nội dung báo cáo Diễn giả
01

Tổng quan tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dứa Việt Nam

Tóm tắt: • Sản xuất dứa ở Việt Nam đang mở rộng trong thời gian gần đây nhưng chủ yếu để phục vụ nhu cầu nội địa. Xuất khẩu dứa chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng sản lượng dứa sản xuất tại Việt Nam
• Đã xác định được giá thành sản xuất là một trong những yếu tố làm giảm tính cạnh tranh của dứa xuất khẩu Việt Nam, trong đó năng suất thấp có lẽ là một trong những lý do chính đẩy giá sản xuất lên cao.
• Ngành sản xuất dứa của Thái Lan là một ví dụ thành công điển hình trên thị trường thế giới, các nghiên cứu để giảm giá thành sản xuất, tăng chất lượng – an toàn nông sản, công nghệ bảo quản – chế biến và xác định khoảng trống thị trường cho dứa Việt Nam luôn cần được đối chiếu với các mô hình, chuỗi giá trị ở Thái Lan để tối ưu hoá.
Slides: Download (.pdf)
hS. Nguyễn Tuấn Anh
Nhóm NCM Công nghệ chọn tạo và phát triển giống cây trồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
02

Chọn tạo và nhân giống dứa cho sản xuất

Tóm tắt: Cây dứa được trồng thương mại tại Việt Nam thuộc nhóm dứa Queen và Cayenne, trong đó giống dứa Queen được tuyển chọn từ giống địa phương có năng suất khá cao, chất lượng quả ngon, cùi quả màu vàng đậm phục vụ thị trường nội địa cho mục tiêu ăn tươi hoặc chế biến để xuất khẩu. Giống dứa Cayenne được du nhập, khảo nghiệm và công nhận giống cho sản xuất như Cayenne Chân Mộng, Trung Quốc, H180, 73114, Long Định 2, MD2 với các đặc tính như năng suất cao, quả to và có hình trụ, chất lượng quả khá ngon được trồng cho mục tiêu chế biến, trong đó giống dứa MD2 đang được mở rộng diện tích trồng cho cả hai mục tiêu ăn tươi và chế biến. Hai giống dứa được công nhận cho sản xuất thử năm 2018 gồm giống Queen GU044, và giống dứa lai LĐ-13 (♀ Cayenne x ♂ Queen) đang được trồng sản xuất thử nghiệm. Để có nguồn cây giống cung cấp cho sản xuất, phương pháp nhân giống dứa bằng tách chồi sau thu hoạch quả được nông dân áp dụng khá phổ biến, phương pháp nhân giống bằng hủy đỉnh sinh trưởng và nuôi cấy mô được các cơ sở sản xuất cây giống dứa nhân giống và cung cấp cho nông dân trồng.
Slides: Download (.pdf)
ThS. Nguyễn Nhật Trường
Phó Bộ môn Chọn tạo giống cây ăn quả Viện cây ăn quả miền Nam
03

Các giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng dứa, ứng dụng trong sản xuất dứa theo GAP

Tóm tắt: Dứa (Ananas comosus L.) bao gồm nhóm dứa Queen và nhóm dứa Cayenne là một trong những cây ăn quả quan trọng trên thế giới đứng thứ ba sau chuối và cây có múi, với tổng sản lượng trên thế giới khoảng 28.180.000 tấn (FAO, 2019). Việt Nam là nước có sản lượng dứa đứng hàng thứ 10 trên thế giới (533.384 tấn) vào năm 2011 và xếp thứ 12 (654.801 tấn) vào năm 2019. Dứa là cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng và có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Dứa được trồng từ Bắc đến Nam, thích nghi với nhiều loại đất, đặc biệt phát triền tốt trên vùng đất phèn ĐBSCL. Tuy nhiên, thực tế sản xuất dứa cho thấy phần lớn người trồng chưa khai thác hết tiềm năng năng suất và chất lượng quả nhằm phát huy thế mạnh của loại cây ăn quả này cũng như đáp ứng thị trường nhập khẩu quả dứa ở các nước khó tính. Năng suất dứa ở một số vùng trồng bình quân từ 15-20 tấn/ha vẫn còn thấp so với tiềm năng của cây dứa. Để sản xuất dứa đạt năng suất, chất lượng an toàn và bền vững cần có những nghiên cứu cải tiến giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, các đề xuất nhằm góp phần phát triển vùng trồng dứa bền vững áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đáp ứng thị trường ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Slides: Download (.pdf)
TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng - Khoa Nông nghiệp và CNTP- Đại học Tiền Giang
04

Tiêu chuẩn hữu cơ và xây dựng vùng nguyên liệu dứa theo sản xuất hữu cơ

Tóm tắt: Xu hướng nhu cầu các sản phẩm hữu cơ và sản xuất không sử dụng phân vô cơ, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng, hạt giống biến đổi gen ngày càng tăng, đặc biệt là đối với các sản phẩm trái cây và rau. Xu hướng này là kết quả của sự gia tăng dân số có ý thức về sức khỏe, họ sẵn sàng lựa chọn các sản phẩm tự nhiên hơn so với các sản phẩm thực phẩm giá rẻ, không an toàn. Ngày càng có nhiều bộ phận dân cư toàn cầu chuyển sự chú ý của họ sang các loại rau và trái cây sản xuất hữu cơ. Một số lượng lớn các nhà sản xuất và nông dân đã và đang đầu tư vào việc phát triển các trang trại hữu cơ và cam kết chuỗi giá trị của các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Slides: Download (.pdf)
NGUT.TS. Trần Thị Thanh Bình
Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ, Đại học Lâm Nghiệp
05

Bệnh hại nguy hiểm trên cây dứa

Tóm tắt:
PGS.TS. Hà Viết Cường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
06

Thực trạng sản xuất dứa tại vùng Ngọc Lặc, Thanh Hoá

Tóm tắt: Địa hình Ngọc Lặc chủ yếu là đồi núi thấp tổng diện tích đất tự nhiên 49.098,78 ha. trong đó: diện tích đất nông nghiệp 39.618 ha (gồm: đất sản xuất nông nghiệp 14.257,7 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 25.024,8 ha; đất nuôi trồng thủy sản 335,5 ha) đất đai màu mỡ, nhiều vùng trong huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các cây ăn quả nhiệt đới, ôn đới. Dân số trên 137 nghìn dân, gồm các dân tộc mường, giao, thái, kinh; huyện có 21 xã, thị trấn; 213 thôn, phố.
Slides: Download (.pdf)
Bà Phan Thị Hà
Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Ngọc Lặc, Thanh Hoá
07

Bài học kinh nghiệm về trồng và chăm sóc dứa ở Xí nghiệp dứa suối Hai. Hiện tại và hướng đi

Tóm tắt:Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc tổng hợp lại kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây dứa để khẳng định chất lượng thương hiệu cũng như tìm hướng đi mới cho việc phân phối và các kênh bán hàng là xu hướng mới và là mục tiêu hàng đầu của Xí nghiệp Dứa Suối Hai nói riêng và các nghành trồng dứa nói chung. Đặc biệt dưới tác động của sự thay đổi cơ cấu thị trường và các khó khăn do ảnh hưởng lớn của đại dịch COVIT-19 gây nên, càng đòi hỏi cần phải mạnh dạn thay đổi nhận thức, tìm hướng đi mới và đầu ra cho sản phẩm dứa hiện nay. Trên bối cảnh đó Xí nghiệp Dứa Suối Hai đã và đang thay đổi từ việc tổ chức sản xuất cũng như áp dụng các kỹ thuật tiên tiến phù hợp với thực tế địa phương và tìm thêm các hướng đi để đảm bảo tính ổn định và bền vững cho cây dứa, góp phần đưa cây dứa thành cây trồng chủ đạo, bền vững ở khu vực Ba Vì. Theo đó, sự thay đổi về quy trình sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật tìm đầu ra cho sản phẩm những yếu tố then chốt để tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện cho ngành sản xuất dứa.
Slides: Download (.pdf)
Bà Nguyễn Thị Dung
Xí nghiệp Dứa Suối Hai
08

Thực trạng sản xuất và một số giải pháp phát triển bền vững cây dứa ở một số tỉnh Tây Nguyên

Tóm tắt: Cây dứa (Ananas commosus L.) là một trong những loại cây ăn quả chủ lực, có giá trị kinh tế cao, được trồng ở các tỉnh Miền Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên và Miền Nam với diện tích đạt 47.000 ha. Bài viết này sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp và tổng quan các nghiên cứu có liên quan để đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến trong những năm qua và một số đề xuất góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế nhằm phát triển bền vững cây dứa tại một số tỉnh ở Tây Nguyên trong những năm tới.
Slides: Download (.pdf)
TS. Nguyễn Văn Minh
Phó trưởng khoa Nông lâm nghiệp- Đại học Tây Nguyên
09

Sản xuất dứa trên vùng đất cát ven biển

Tóm tắt: Với điều kiện địa hình, khí hậu đa dạng tỉnh Quảng Trị có thể chia thành phân thành các tiểu vùng sinh thái khá rõ rệt bao gồm vùng núi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng và vùng đất cát ven biển. Do vậy khai thác lợi thế của mỗi tiều vùng để phát triển nông nghiệp là cách tiếp cận hiệu quả cho tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, tạo việc làm và phát triển bền vững. Vùng đất cát ven biển Quảng Trị có diện tích khoảng 8.400 km2, thuộc 16 xã của 4 huyện ven biển là Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng vẫn chưa được khai thác nhiều. Hai vấn đề thách thức vô cùng to lớn của vùng này là: 1- đất cát sau khi khai thác khoáng sản titan, nghèo dinh dưỡng chưa được sử dụng; 2- ngư dân đánh bắt ven bờ không có việc làm và chưa có sinh kế thay thế nhất là sau sự cố ô nhiễm môi trường ven biển do công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra (2016)...
Slides: Download (.pdf)
PTS. Đoàn Thu Thuỷ
Nhóm NCM Công nghệ chọn tạo và phát triển giống cây trồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
10

Vai trò của các tổ chức NGOs trong hỗ trợ người dân thực hành nông nghiệp thông minh từ đó nâng cao vị thế của các nông hộ trong chuỗi giá trị nông nghiệp Nghiên cứu trường hợp sản xuất kinh doanh khóm tại 3 xã dự án của tổ chức Liên minh Nauy tại Việt Nam (NMAV)

Tóm tắt: NMAV là một tổ chức phi chính phủ của Na Uy hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và hòa nhập xã hội của người khuyết tật từ năm 1996 tại Việt Nam. Tổ chức NMAV có hơn 20 năm kinh nghiệm trong các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng và xây dựng các mô hình sinh kế cho các nông hộ nghèo tại các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh và Hậu Giang. Từ năm 2018, tổ chức NMAV cùng các địa phương thực hiện dự án “Phòng ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu cho các tỉnh thuộc đồng bằng sông Mekong giai đoạn 2018-2022”. Dự án này hướng tới xây dựng các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương có năng lực và khả năng để chống chịu với các hiện tương thời tiết cực đoan. Hỗ trợ nông hộ nhỏ có thu nhập ổn định và thực hành sinh kế thông minh với biến đổi khí hậu là một trong những đầu ra chính của dự án.
Slides: Download (.pdf)
Bà Phạm Thị Xuân Hương
Trưởng nhóm dự án, Tổ chức Liên minh Nauy tại Việt Nam
11

Luật sở hữu trí tuệ với các sản phẩm dứa

Tóm tắt: Trong Báo cáo này, nhóm tác giả tổng quan một số thông tin về các quy định pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và trong chuỗi giá trị ngành hàng dứa nỏi riêng. Phần sau của Báo cáo phân tích một số ví dụ từ đó đề cập tới một số vấn đề cần quan tâm liên quan đến vai trò của quyền SHTT tại một số khâu trong chuỗi giá trị cây dứa. Trong bối cảnh hệ thống pháp lý bảo hộ giống cây trồng ở Việt Nam là tương đối đầy đủ, Báo cáo cũng đề cập đến vai trò của các bên liên quan trong việc xây dựng nhận thức về vai trò của quyền SHTT trong chuỗi giá trị cây dứa và đồng thời phân tích vai trò của các cơ quan và tổ chức liên quan trong việc cung cấp thông tin, đào tạo, hướng dẫn, tư vấn.
Slides: Download (.pdf)
TS. Phan Quốc Nguyên- Luật sư sở hữu trí tuệ - Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội
12

Liên kết khai thác sáng chế trong sản xuất, bảo quản và chế biến dứa ở Việt Nam

Tóm tắt: Dứa là một trong những cây ăn quả thuộc nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, sản phẩm đặc sản của ngành nông nghiệp tại một số địa phương Việt Nam. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ thông tin trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị và kết nối đồng bộ với các ngành khác để hình thành nền sản xuất nông nghiệp thông minh là một trong những giải pháp quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu của Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn và sử dụng dữ liệu thứ cấp, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động liên kết khai thác sáng chế dựa trên nền tảng ứng dụng sáng chế, khoa học và công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất, bảo quản và chế biến dứa.
Slides: Download (.pdf)
TS. Nguyễn Hữu Xuyên
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và khai thác sáng chế- Bộ KHCN